Hành tinh xanh – Xử lý môi trường – Xử lý nước thải – Giới thiệu website hay

Những năm gần đây, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và xử lý vi phạm pháp luật về môi trường đã mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm, suy thoái môi trường ở nhiều lĩnh vực.

Thanh tra môi trường gặp… khó

Theo báo cáo môi trường quốc gia, công tác thanh tra xử lý môi trườngXử lý nước thải các cấp còn gặp rất nhiều khó khăn. Lực lượng thanh tra chuyên ngành môi trường có số lượng ít. Hiện nay, bình quân một thanh tra viên môi trường phải quản lý 1.400 doanh nghiệp. Năng lực chuyên môn của một số cán bộ thanh tra còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Hoạt động thanh tra còn bị ràng buộc bởi các thủ tục hành chính nên không đủ sức thanh tra việc tuân thủ pháp luật và xử lý kịp thời các vi phạm của tất cả các doanh nghiệp. Công tác phối hợp giữa Trung ương, địa phương và các đơn vị có liên quan chưa thật chặt chẽ, nhiều cơ sở kiểm tra trùng lắp, gây bức xúc cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, trong quá trình điều tra các vụ vi phạm khó khăn, phức tạp, các cơ sở, các đối tượng điều tra đối phó bằng mọi cách. Đại tá Lương Minh Thảo, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49), Bộ Công an cho biết, về công tác nghiệp vụ, C49 tổ chức lực lượng trinh sát nhằm kiểm tra nghi vấn những đơn vị vi phạm, gây ô nhiễm môi trường; đồng thời xây dựng các văn bản pháp luật kiến nghị các cơ quan bảo vệ môi trường. Trong quá trình điều tra các vi phạm về môi trường, có những vi phạm hết sức tinh vi. Có những vụ thất bại vì khi cảnh sát môi trường xuất hiện lại bị đối tượng phát hiện trước. Có những cơ sở vi phạm lâu dài do thanh tra môi trường làm công khai, khó bắt quả tang. Thậm chí, có những đối tượng rất manh động, chèn cả xe cảnh sát môi trường, nổ súng chống trả.

Giải pháp nào?

Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an cho hay, trong thời gian tới, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường dự báo vẫn còn nhiều diễn biến mới, phức tạp. Bởi vì hệ thống pháp luật đang từng bước sửa đổi, bổ sung hoàn thiện, lực lượng chuyên trách đang trong giai đoạn củng cố năng lực, nên các đối tượng vẫn sẽ khai thác triệt để những kẽ hở này để vi phạm. Vi phạm pháp luật môi trường trong các khu công nghiệp, khu chế xuất; vấn đề xử lý chất thải công nghiệp vẫn còn nhức nhối và khó kiểm soát; vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý môi trường trong lĩnh vực y tế, trong lĩnh vực quản lý thuốc bảo vệ thực vật vẫn đặt ra cho các cơ quan quản lý, cơ quan chuyên trách phòng chống tội phạm môi trường những thách thức mới. Vì lợi nhuận, tội phạm và các doanh nghiệp thiếu đạo đức vẫn sẽ móc nối với các nhân viên nhà nước biến chất, hám lợi, cấu kết với các tổ chức tội phạm nước ngoài để nhập khẩu rác, phế thải, thiết bị máy móc cũ vào Việt Nam…

Các doanh nghiệp nước ngoài do áp lực về môi trường ở nước họ, sẵn sàng đầu tư các công nghệ lạc hậu vào Việt Nam nhằm trốn phí môi trường, thủ đoạn ngày một tinh vi hơn. Tình hình khai thác tài nguyên, khoáng sản bừa bãi thiếu kiểm soát, tiếp nhận đầu tư một số lĩnh vực giải trí như sân golf gây ô nhiễm môi trường, phá hoại đa dạng sinh học dẫn đến các nguy cơ sự cố môi trường. Nếu không có chính sách quản lý tốt, tình hình vi phạm pháp luật môi trường ở các khu chế xuất, khu công nghiệp sẽ dẫn đến phức tạp tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Do áp lực về yêu cầu tăng trưởng kinh tế, áp lực về công ăn việc làm, về đối ngoại, về an sinh xã hội nên việc xử lý các vi phạm pháp luật về môi trường vẫn là bài toán nan giải. Việc tổ chức phát hiện vi phạm không khó, nhưng việc xử lý sai phạm, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, có yếu tố nước ngoài, số lượng lao động đông lại rất khó khăn.





  

đồ chơi gỗ