Nhà đất online – Giới thiệu website hay

Sau nhiều tháng chính thức bị siết vốn, đại diện các nhóm, hội doanh nghiệp kinh doanh BĐS lên tiếng phản pháo có phần gay gắt việc coi BĐS thuộc nhóm phi sản xuất như Chỉ thị 01 ngày 1/3/2011 của Ngân hàng Nhà nước.

Vậy thực chất khó khăn của doanh nghiệp kinh doanh BĐS là gì? Họ mong muốn và kỳ vọng được khơi thông vốn ra sao? Những hệ luỵ từ việc siết vốn đầu vào, gián tiếp làm thắt cả đầu ra đối với sản phẩm căn hộ nếu có, được định liệu ở mức độ nào?

PV đã ghi lại các ý kiến, quan điểm của ông Phan Thành Mai – Trưởng Ban điều hành mạng các sàn giao dịch BĐS miền Bắc và ông Nguyễn Hữu Cường – Chủ tịch Câu lạc bộ BĐS Hà Nội bên lề buổi toạ đàm "Chính sách tài chính cho thị trường BDS" do Hiệp hội BĐS Việt Nam tổ chức ngày 29/6.

Gỡ đầu vào, giải phóng đầu ra

Ông Phan Thành Mai: Doanh nghiệp hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn khi lãi suất ngân hàng đang ở mức rất cao. Lãi suất này cao hơn cả lợi nhuận doanh nghiệp có thể có và như vậy doanh nghiệp càng sản xuất càng lỗ cho nên cắt giảm cả sản xuất và nhân sự. Hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp BĐS giảm sút thì liên đới không chỉ nhà đầu tư mà khách hàng cuối cùng.

Mặt khác, các dự án đình trệ dẫn tới các đơn vị cung cấp vật liệu cũng không ký được hợp đồng, ảnh hưởng đến đầu ra của nhiều lĩnh vực sản xuất khác.

Đưa BĐS nhà đấtnha dat vào phi sản xuất như chỉ thị 01 của Ngân hàng Nhà nước là hết sức bất lợi bởi đối với BĐS dưới góc độ là hình thái sản xuất ra sản phẩm rất cụ thể, sử dụng nhiều lao động. Đó là sự bất hợp lý cho nên rất cần sàng lọc, phân chia, điều tiết các mảng dự án khác nhau trong lĩnh vực BĐS.

* Mới đây Bộ Xây dựng có đề xuất gửi Ngân hàng Nhà nước nới lỏng tín dụng, giải cứu thị trường BĐS, ông đánh giá thế nào?

Ông Phan Thành Mai: Tôi nghĩ đó là giải pháp chính xác nhằm gỡ khó cho doanh nghiệp trong thời điểm này. Đề xuất Bộ Xây dựng là hướng rất đúng, là biện pháp tốt cho khách hàng cuối cùng, tích cực cho thị trường BĐS.

Như thành công của Hàn Quốc – một nước có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển nhà ở cho thấy, làm sao lưu thông hàng hóa nhanh nhất và khách hàng luôn được hỗ trợ nhiều nhất để có điều kiện mua nhà, tôi cho rằng Ngân hàng Nhà nước nên hướng đến những kiến nghị Bộ Xây dựng.

* Trong bối cảnh này những dự án yếu về tài chính, khách mua nhà gặp phải những chủ đầu tư yếu thực lực thì rủi ro có lớn hay không, thưa ông?

Ông Nguyễn Hữu Cường: Chúng ta đều thấy hầu hết chủ đầu tư gặp khó khăn không hoàn thành được một dự án bất động sản với điều kiện siết vốn như thế này. Doanh nghiệp không xây dựng xong, không bán được sản phẩm ra thị trường thì làm sao có tiền trả nợ ngân hàng được. Nhưng bên cạnh đó cũng có một số chủ đầu tư có tiềm lực thật sự vẫn chủ động được trong bối cảnh các dự án khác nằm im chờ đợi.

Với những doanh nghiệp không trụ nổi, bắt buộc họ phải mua bán, sáp nhập hoặc chấp nhận phá sản, đứng ngoài thị trường. Đây là cuộc chơi hoàn toàn sòng phẳng.

đồ chơi gỗ