Có 6 lý do phải cải cách việc cấp
giay phep kinh doanh và cải cách quy chế về kinh doanh nói chung.
Thứ nhất: Chi phí trực tiếp cho việc này rất lớn. Nếu tính ở mức 3% GDP (như của Australia) thì mỗi năm chúng ta tiêu tốn 1,2 tỉ USD cho việc này, gần bằng lượng vốn ODA đổ vào nước ta trong vài năm gần đây.
Thứ hai: Chi phí gián tiếp gây ra làm bóp méo cơ cấu hình thành giá, làm lệch lạc sự phân bố nguồn lực. Cả hai thứ chi phí đó cộng lại khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải chịu thiệt thòi nhất, có thể mất cơ hội phát triển, làm giảm tốc độ phát triển kinh tế chung.
Thứ ba: Nếu tình hình cứ như hiện nay thì sự phát triển của các doanh nghiệp sẽ bị kìm hãm trong tiềm năng và nhu cầu rất lớn. Hiện nay nước ta có 20 vạn doanh nghiệp, mục tiêu của chính phủ là đến năm 2010 con số này phải tăng lên 50 vạn. Ta hay nói đất nước phát triển dưới tiềm năng, doanh nghiệp có tiềm năng lớn, không phát huy tốt thì do chính mình chứ do ai?
Thứ tư: Cải cách sẽ tạo sự công bằng tốt hơn. Phát triển phải đi đôi với công bằng. Công bằng trước hết là công bằng về cơ hội cho mọi người chứ không chỉ qua các chính sách xã hội hay điều tiết bằng thuế. Nếu ta chỉ dành cơ hội kinh doanh cho một số người có giấy phép thì sẽ làm mất cơ hội cho nhiều người khác.
Thứ năm: Cần xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn để kinh tế phát triển mạnh hơn và phù hợp với các cam kết quốc tế.
Cuối cùng: Cải cách để củng cố vai trò của Nhà nước. Nhà nước không thể mạnh được nếu cái gì cũng muốn làm, muốn quản. Nhà nước chỉ nên tập trung những việc quan trọng, đúng với vai trò, chức năng của mình còn các việc khác nên để xã hội làm. Chúng ta cần một nhà nước có hiệu lực hơn trong việc điều hành, quản lý vĩ mô, cần Nhà nước cộng tác tốt hơn với thị trường để thị trường phát triển.
Tại sao cần như vậy mà việc cải cách lại diễn ra chậm chạp?
Phải đặt thực tế này trong bối cảnh chung. Việt Nam là một nên kinh tế đang chuyển đổi, vai trò của Nhà nước và thị trường chưa được phân chia rõ ràng, có những việc đáng lẽ thị trường làm thì Nhà nước lại làm. Thứ đến là cải cách hành chính của ta còn chậm so với cải cách kinh tế. Vì vậy mới thường sử dụng những công cụ hành chính như giấy phép với quy trình cấp rất phức tạp, tốn kém cho Nhà nước và xã hội mà hiệu quả lại không cao.
Một số vấn đề khác là về sở hữu. Khoảng 70% nguồn lực quốc gia đang tập trung tại các cơ quan và doanh nghiệp Nhà nước, lực lượng này có thế lực rất lớn về kinh tế và gắn với bộ máy hành chính, họ không dễ từ bỏ những đặc lợi của mình và có điều kiện để cùng nhau trì níu có lợi cho họ. Mặt khác thể chế kinh tế của nước ta nhìn chung vẫn còn năm bất cập chính: