Mẹ cần biết cách bảo quản đồ chơi cho bé an toàn tại nhà

Mẹ cần biết cách bảo quản đồ chơi cho bé an toàn tại nhà là một trong những việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe của con trẻ, giúp bé vui chơi lành mạnh và phát triển tốt nhất. Dưới đây là một số gợi ý cho các mẹ tham khảo và áp dụng.

Đồ chơi là những vật dụng gắn bó với các bé trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, trong quá trình trẻ vui chơi các món đồ này rất dễ bị nhiễm khuẩn. Chính vì vậy mẹ cần có cách bảo quản chúng để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con yêu.

Phân loại đồ chơi của bé thành các nhóm khác nhau.

Phân loại đồ chơi cho bé

Phân loại đồ chơi cho bé

Đây là việc cần thiết để giúp bảo quản đồ chơi cho con yêu đúng cách và an toàn nhất khi bé lựa chọn vui chơi. Đồ chơi bằng gỗ hoặc các loại xe lắc mẹ nên bảo quản chúng ở nơi khô ráo tránh ẩm mốc. Không để đồ chơi phơi ngoài nắng to hoặc ngâm rửa dưới nước quá lâu sẽ khiến đồ chơi nhanh mốc và phai màu.

Nếu có thể, nên sắm cho bé 1 chiếc kệ nhỏ để cất gọn đồ chơi và đặt tại nơi thông thoáng sạch sẽ. Hãy để cho bé tự sắp xếp các đồ chơi và trang trí cho căn phòng xinh xắn của mình.

Đồ chơi cần đúng độ tuổi của trẻ sẽ bảo quản được lâu hơn.

Nếu mẹ lựa chọn đồ chơi không phù hợp với con trẻ sẽ gây nguy hiểm cho bé và khả năng sử dụng của đồ chơi cũng không đạt được hiệu quả cao nhất. Cần chọn đồ chơi phù hợp với độ tuổi của con để bé vui chơi hiệu quả và không làm hư hỏng đồ trong quá trình vui chơi.

Vệ sinh đồ chơi cho bé thường xuyên.

Vệ sinh đồ chơi cho bé thường xuyên

Vệ sinh đồ chơi cho bé thường xuyên

Thông thường các bé khi vui chơi sẽ bày đồ chơi trên sàn nhà. Vì vậy đồ chơi rất dễ dính bẩn cũng như các vi khuẩn. Mẹ cần chú ý, sau khi con nhỏ chơi xong nên lau chùi đồ chơi cẩn thận từng chi tiết rồi đặt vào vị trí quy định hoặc nơi sạch sẽ thoáng mát. Hoặc các mẹ có thể dùng dung dịch vệ sinh riêng dành cho đồ chơi trẻ em.

Kiểm tra đồ chơi của bé thường xuyên.

Đồ chơi cũng như mọi đồ dùng khác qua năm tháng và sử dụng đều có thể bị hỏng. Mẹ nên thường xuyên kiểm tra đồ chơi của bé để bảo đảm đồ chơi còn an toàn và vẫn sử dụng được. Khi thấy đồ chơi có dấu hiệu bị hư hỏng và có những chi tiết gây nguy hiểm nên loại bỏ ra khỏi tầm tay của con nhỏ.

Cần chú ý sửa chữa đồchơi cho bé.

Sau bước kiểm tra chính là sửa chữa đồ chơi cho con trẻ. Nếu đồ chơi của bé bị hư hỏng nhưng vẫn có thể sửa lại và dùng được, mẹ có thể tìm cách sửa giúp cho bé tiếp tục vui chơi cùng các món đồ ưa thích.

An Trần (t/h)

 

đồ chơi gỗ