Mách mẹ cách xử lý cho bé khi bị hôi miệng

Hôi miệng là một triệu chứng khá hiếm gặp ở trẻ em, tuy nhiên trong bé cũng có thể bị hôi miệng khi mắc các bệnh về đường hô hấp, khi mút tay, ngậm ti giả quá nhiều, vệ sinh răng miệng kém hay khi mắc phải một số bệnh lý về răng miệng như: viêm họng, viêm phế quảm, viêm amidan…

Vậy cách xử lý hôi miệng cho bé như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số gợi ý sau các mẹ nhé!

1. Chế độ ăn uống

Một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hơi thở của bé chính là chế độ ăn uống. Mẹ cần lưu ý nên hạn chế cho bé ăn các món ăn có chứa các gia vị gây mùi như tiêu, hành, tỏi, cà ri… Bên cạnh đó mẹ cũng không nên cho bé ăn quá nhiều các thực phẩm nhiều đường, chứa chất béo và các thực phẩm gây khó tiêu vì có thể khiến hơi thở của bé có mùi khó chịu.

Ăn nhiều rau và trái cây giúp răng miệng bé sạch sẽ hơn

                                    Ăn nhiều rau và trái cây giúp răng miệng bé sạch sẽ hơn

Thêm vào đó, mẹ nên bổ sung nhiều hoa quả và rau xanh vào thực đơn hàng ngày cho bé. Những loại rau quả không chỉ là nguồn dưỡng chất quan trọng, cung cấp canxi cho răng chắc khỏe mà còn giúp răng bé được chà xát, làm mất các mảng bám trên răng, giúp răng sạch sẽ hơn.

2. Vệ sinh răng miệng

Thông thường, những trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi chưa có ý thức vệ sinh răng miệng. Đối với các bé dưới 1 tuổi mẹ nên vệ sinh răng miệng hằng ngày cho bé bằng cách rơ lưỡi bằng gạc mềm thấm nước sạch hoặc bằng tấm rơ lưỡi có bán sẵn ở các nhà thuốc. Còn đối với các bé, từ 1 – 2 tuổi, mẹ có thể cho bé súc miệng bằng nước muỗi loãng và nước súc miệng dành cho trẻ em vào buổi sáng và buổi tối.

Tạo thói quen vệ sinh răng miệng cho bé

                                          Tạo thói quen vệ sinh răng miệng cho bé

Từ 3 tuổi trở đi, mẹ cần tạo thói quen đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày cho bé. Nếu bé chưa quen hoặc không thích việc đánh răng mẹ nên giải thích kỹ càng cho bé hiểu tác dụng của đánh răng và nếu không đánh răng sau này bé sẽ bị đau và sâu răng. Mẹ cũng có thể mua các loại bàn chải có hình thù ngộ nghĩnh, màu sắc bắt mắt để giúp bé thích thú với việc này hơn.

3. Súc miệng bằng mật ong và quế

Quế là một hương liệu tự nhiên có mùi hương khá dễ chịu, còn mật ong có tác dụng sát khuẩn rất lớn đối với răng miệng của bé. Vì vậy, mẹ có thể pha mật ong và một ít bột quế vào chai nước âm theo tỉ lệ mật ong, bột quế là 2:1 rồi cho bé súc miệng vào mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Mật ong và quế sẽ tăng tính diệt khuẩn, lưu lại hương thơm, giúp khoang miệng của bé được sạch sẽ, thơm tho hơn.

 

Mật ong và quế mang lại hương thơm tự nhiên cho răng miệng bé

                             Mật ong và quế mang lại hương thơm tự nhiên cho răng miệng bé

4. Súc miệng bằng chanh tươi

Theo nhiều nghiên cứu, chanh là loại quả có chứa acid tự nhiên, có chức năng kháng khuẩn và khử mùi hôi rất nhanh. Do đó, trị hôi miệng cho bé bằng chanh có thể mang lại hiệu quả rất cao. Mẹ có thể áp dụng cách cho bé súc miệng 2 lần/ngày với nước cốt chanh pha cùng nước muỗi loãng hoặc vài giọt mật ong. Thực hiện việc này mỗi ngày không chỉ giúp bé giảm mùi hôi mà còn có thể trị bệnh hôi miệng của bé một cách tận gốc.

5. Đưa bé đi khám răng định kỳ

Khám răng định kỳ ít nhất 2 lần/năm cho bé

                                          Khám răng định kỳ ít nhất 2 lần/năm cho bé

Khám răng định kỳ là điều vô cùng cần thiết, tuy nhiên, không phải bậc cha mẹ nào cũng đánh giá được đúng tầm quan trọng của việc này. Theo các bác sĩ Nha khoa, các bé cần được khám răng ít nhất 6 tháng/lần để theo dõi quá trình mọc răng, phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng cũng như bảo vệ được hàm răng chắc khỏe của bé.

Thảo Phương

đồ chơi gỗ