Cô gái Zara kể chuyện shopping

Trong cuốn sách Tình yêu hàng hiệu của dân châu Á đối với các nhãn hiệu sang trong của tác giả Radha Chadha, châu Á là thị trường lớn nhất cho các sản phẩm đắt tiền này, chiếm 37% thị phần của thị trường trị giá 80 tỉ đôla. Hermes có bảy cửa hàng ở Hong Kong so với 3 cửa hàng ở Paris và chỉ hai ở New York. Trong khi đó Gucci có 8 cửa hàng ở miền Nam Trung Quốc trong khi chỉ có ba cửa hàng ở Milan.

Tôi chưa bao giờ sở hữu món đồ thời trang nào ngoài giá 300 USD. Về giày, tôi vẫn trung thành với nhãn Nine West và Enzo Angiolini, trung bình giá chỉ 100 – 150 USD (mua ở châu Á với thuế cắt cổ). Quần áo thì quanh đi quẩn lại cũng chỉ Zara, MNG, Guess, Jaspal (đều ít hơn 100 USD/món). Khi đi shopping, tôi cũng ít ghé những cửa hàng sang trọng. Nhưng khi có dịp đến Rome lừng danh của Ý, xứ sở của thời trang, không lẽ không ghé thử cho biết?

Ở Rome khoảng năm ngày, một chiều nắng, tôi đi xe điện ngầm đến ga Spagna. Vừa ra khỏi ga là một địa danh khá nổi tiếng của Rome, Bậc thang Tây Ban Nha, nơi mà bạn leo khoảng trăm bước thì có thể thấy cảnh toàn thành phố Rome. Nhưng cơn nghiện mua sắm chiến thắng khao khát ngắm cảnh nên tôi thẳng tiến ngay về phía trước mặt, hướng đường Via del Corso. Rất nhiều nhãn thời trang thuộc dòng sang trọng cao cấp nằm ở đây. Gucci kế bên Louis Vuitton, Hermes kế bên Prada, Cartier kế bên BVLGARI, Savaltore Ferragormo kế bên Jimmy Choo.

Thú thật tôi rất ngại bước vào một cửa hàng sang trọng vì không biết phải tỏ thái độ ra sao với nhân viên bán hàng khi họ ăn mặc sang trọng hơn hẳn mình. Tôi cũng đã từng mua vài món đồ mà mình thật sự chẳng cần tới vì đã lỡ bước vào cửa hàng và cũng vì mắc cỡ với nhân viên bán hàng khi yêu cầu sự giúp đỡ của họ. Bởi vậy, phải lấy hết can đảm, tôi mới bước vào tiệm Prada.

Tranh thủ một đoàn vài vị khách Châu Á đi vào tiệm, tôi vào theo. Các vị khách này ở tuổi trung niên, nói tiếng Bahasa Malay, nên có thể là người Malaysia hay Indonesia. Họ rất tự nhiên và nói như ra lệnh với nhân viên bán hàng, “tôi đang cần tìm một cái túi xách cho con trai”, tay thì cầm cọc tiền mặt USD. Nhân viên đi lại như múa trong tiệm. Tôi ra một góc khác vì nhìn thấy một chiếc túi xách ưng ý. Màu đen, hai khoá, dạng như cặp táp đi học, da mềm và mịn.

Nhân viên bán hàng, một anh cao lớn, mặc vest và jacket, đến hỏi tôi cần giúp đỡ hay không. Sau khi vượt qua sự ngượng ngùng vì nét đẹp trai và trang phục anh ấy mặc quá a la mode, tôi hỏi giá chiếc túi và được biết là 1.450 euro! Giá hơi cao so với hầu bao nên tôi đành giả bộ cân nhắc, rồi cảm ơn.

Trong cuốn sách Tình yêu hàng hiệu của dân châu Á đối với các nhãn hiệu sang trong của tác giả Radha Chadha, châu Á là thị trường lớn nhất cho các sản phẩm đắt tiền này, chiếm 37% thị phần của thị trường trị giá 80 tỉ đôla. Hermes có bảy cửa hàng ở Hong Kong so với 3 cửa hàng ở Paris và chỉ hai ở New York. Trong khi đó Gucci có 8 cửa hàng ở miền Nam Trung Quốc trong khi chỉ có ba cửa hàng ở Milan.

Hàng năm nước Nhật tiêu dùng sản phẩm cao cấp nhiều gấp đôi Mỹ. Tình hình ảm đạm kinh tế toàn cầu dường như cũng chẳng ảnh hưởng nhiều vì nhu cầu vẫn ngày càng cao. Các con số chỉ ra rằng hầu hết người Nhật đều có một sản phẩm của LV và hơn nửa trong số họ có Gucci hay Prada. Và những sản phẩm này không phải là dùng lâu dài vì mỗi mùa, khi bộ sưu tập mới ra, họ lại mua tiếp.

Tình hình không khác mấy ở Singapore, Hong Kong, Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc hay Thái Lan. Ở Hong Kong, doanh nhân trẻ bắt đầu thú sưu tập đồng hồ Thuỵ Sĩ, trong khi sinh viên hay nữ nhân viên văn phòng Hàn Quốc mua trả góp giày Ferragamo trong khi doanh nhân Trung Quốc mặc Armani thay cho bộ vest kiểu Mao Trạch Đông.

Tại sao có hiện tượng này? Chadha giải thích: khi những trật tự xã hội cũ sụp đổ, những sản phẩm sang trọng đắt tiền chỉ ra vị trí của một người trong trật tự mới. Khoe những món hàng đắt tiền giúp khẳng định vị trí của một người trong xã hội – đẳng cấp, gu và tiền. Bạn mang hay mặc gì khẳng định bạn là ai.

Vậy có lẽ tôi không thể là Prada girl (cô gái dùng Prada) rồi. Tôi chỉ dùng túi của MNG và Zara lâu nay, cùng rất nhiều túi xách, nhiều kiểu khác nhau. Còn Salvatore Ferragamo thì sao? Cách Prada mấy căn là Salvatore Ferragamo. Các quầy bên ngoài là túi xách, khăn choàng. Gian giày nằm phía bên trong, các ghế ngồi thử đều chật người.

Tôi thích những đôi giày đế bằng ở đây. Lật đế giày là thấy giá chứ không cần nhân viên bán hàng giúp nên tôi thoải mái cầm ngắm nghía và thử. Đế bằng giá khoảng 350 euro, cao gót khoảng 440 euro trở lên. Chiếc thẻ trong túi như ngọ ngoạy chực chạy đến quầy để cà vào máy tính tiền. Nhưng rồi tôi lại nghĩ, mình có thể mua giày ở đây, một đôi thôi, nhưng như vậy là thôi, không mua gì nữa và đi về. Hoặc là dùng số tiền này mua nhiều thứ ở một tiệm khác hợp túi tiền hơn. Vậy là lơ mơ bỏ giày xuống và bước ra khỏi tiệm, trong đầu tôi vẫn suy nghĩ miên man.

Tôi có khả năng để mua những món này nhưng cảm thấy giá tiền cao mà cảm giác món hàng mang lại cho mình khi mang hay mặc chúng thì cũng không hơn gì nếu tôi mua hàng hiệu trung cấp. Lâu nay tôi đã biết tôi không phải là Prada girl rồi, nhưng chuyến “mua ngắm” (chứ không phải “mua sắm”) này đã khẳng định lại điều đó, một lần nữa.

Cầu được ước thấy, cuối đường Via Del Corso, tôi bắt gặp Zara. Zara ở châu Âu giá rẻ hơn châu Á nên sau một lúc lùng sục, tôi đã mua được đầm, áo hoa kiểu vintage, quần lưng cao. Tất cả tổng cộng chỉ khoảng 100 euro. Và chỉ vậy thôi mà tôi thoả mãn.

Liệu mua đôi giày Ferragamo có làm mình thoả mãn như vậy không? Rõ ràng là tôi thích cảm giác chọn lựa và trải nghiệm mua sắm. Nếu mua Ferragamo, trải nghiệm này ngắn hơn (mua chỉ một món), vì thế trải nghiệm Zara (mua nhiều món) thú vị hơn. Như thế đấy, tôi là Zara girl (cô gái dùng Zara).

Theo SGTT

đồ chơi gỗ