Thương hiệu nổi tiếng – Giới thiệu website hay

Xây dựng, bảo vệ một thương hiệu và nhất là những thương hiệu đã nổi tiếng bằng cách nào? Câu hỏi đã được đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam trong Hội thảo “Nhãn hiệu nổi tiếng và chiến lược thương hiệu”.

Không chỉ dừng lại ở chức năng đơn giản ban đầu giúp người tiêu dùng phân biệt hàng hoá cùng loại của các nhà sản xuất khác nhau, nhãn hiệu ngày càng thể hiện rõ sức mạnh của mình và trở thành một công cụ hữu hiệu của các doanh nghiệp tiếp cận, phát triển, bảo vệ thị phần hàng hoá và dịch vụ. Xây dựng thương hiệu và bảo vệ nó, doanh nghiệp cần có một chiến lược lâu dài nhất là trong quá trình Việt Nam đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Làm giả thương hiệu nổi tiếng – thuong hieu noi tieng.
Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường, ngày càng xuất hiện nhiều những nhãn hiệu hàng hoá nổi trội hơn nhiều những nhãn hiệu khác nhờ được sử dụng lâu dài trên thị trường, với chất lượng, tính chất đặc trưng và mang lại uy tín lớn trong khách hàng và trên thị trường.

Những nhãn hiệu đó là sự kết tinh nỗ lực kinh doanh của một doanh nghiệp cả về vật chất lẫn trí tuệ và là một khối tài sản vô hình có giá trị lớn. Cocacola được thị trường toàn thế giới biết đến là một thương hiệu nổi tiếng với giá trị cao ngất ngưởng khoảng 70 tỷ USD.

Cà phê Trung Nguyên là một ví dụ về sự thành công mang lại của một thương hiệu nổi tiếng đã được xây dựng trên thị trường trong và ngoài nước. Chỉ trong vòng mấy năm, từ một xưởng sản xuất nhỏ ở Buôn Ma Thuột, với một chiến lược xây dựng và phát triển, Trung Nguyên đã có mặt ở khắp mọi miền đất nước, chiếm thị phần lớn và trở thành một thương hiệu cà phê nổi tiếng được nhiều người trong và ngoài nước biết đến.

Không chỉ Trung Nguyên, nhiều nhãn hiệu khác ở Việt Nam và cả thế giới đã đi vào lòng người, đi vào thị trường và trở nên nổi tiếng.

Tuy nhiên, theo ông Trần Việt Hùng – Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, những nhãn hiệu nổi tiếng như vậy lại luôn luôn là mục tiêu của sự làm giả, sao chép, lợi dụng uy tín của các đối thủ cạnh tranh cũng như những kẻ làm ăn bất chính. Đã có rất nhiều trường hợp các doanh nghiệp nước ta bị mất thương hiệu mà Trung Nguyên cũng là một ví dụ điển hình, cùng với đó là bánh phồng tôm Sa Giang, kẹo dừa Bến Tre, PetroVienam, thuốc lá VINATABA…

Mất nhãn hiệu không chỉ là mất đi thị trường, mất bạn hàng, mất thương hiệu mà sẽ thiệt hại, tốn kém rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu khi phải đòi lại và xử lý tranh chấp. Võng xếp Duy Lợi đã mất quyền xuất khẩu khi chỉ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và kiểu dáng công nghiệp trong nước mà không đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài.

Ngoài ra, các lực lượng thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, cảnh sát kinh tế đã liên tục khám phá, phát hiện và xử lý hàng trăm vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ dính dáng nhiều đến làm giả, nhái các nhãn mác, thương hiệu nổi tiếng Việt Nam và thế giới với số lượng lớn.

Càng nổi tiếng, các nhãn hiệu nổi tiếng có nhu cầu đòi hỏi tạo lập một chế độ bảo hộ đặc biệt hơn. Hơn 120 năm về trước, các loại nhãn hiệu này đã được Công ước Paris bảo hộ trong đó các thành viên công ước phải từ chối hoặc huỷ bỏ đăng ký, ngăn cấm sử dụng nhãn hiệu sao chép, bắt chước, biên dịch và có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký và nổi tiếng.

Cùng với Công ước, một Hiệp định TRIPS về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ ra đời đã đưa việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở mức cao hơn. 

Với những thông tin nóng hổi như trên, ngoài ra trang web còn mang đến cho các bạn những thông tin máy cắt decal, Standee – Kệ X, dịch vụ Quảng bá web hay Danh bạ doanh nghiệp cung cấp những thông tin doanh nghiệp cần thiết như:




  

đồ chơi gỗ