Máy Định Vị GPS – Máy Định Vị Toàn Cầu – Hệ Thống Dẫn Đường Tự Động – Giới thiệu website hay

Thiết bị giám sát hành trình xe khách đường dài – may dinh vi được xem như "mắt thần" giúp cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát các lỗi lái xe liên quan đến hành trình, tốc độ. Tuy nhiên, "mắt thần" chỉ phát huy hiệu quả khi gắn chặt trách nhiệm của chủ xe…
 

Giám sát bằng "mắt thần"

 

Thiết bị giám sát hành trình (hệ thống định vị toàn cầu GPS) đối với xe vận tải đường dài, đặc biệt xe khách – phương tiện gây 80% vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, bắt buộc phải gắn kể từ ngày 1/1/2012.

 

Theo Nghị định của Chính phủ, đối với xe ôtô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có cự ly từ 500km trở lên, xe kinh doanh vận chuyển khách du lịch, xe ôtô vận tải hàng hóa bằng container phải gắn thiết bị giám sát hành trình kể từ ngày 1/1/2012.

 

Thời hạn cuối cùng là ngày 1/7/2012, tất cả các xe ôtô kinh doanh các loại hình nói trên đều phải được gắn thiết bị này. Nghị định cũng quy định, lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh, người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh vận tải của doanh nghiệp phải có trình độ chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên hoặc trình độ CĐ, ĐH chuyên ngành khác và đã tham gia công tác quản lý vận tải tại các doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng xe ôtô từ 3 năm trở lên, bố trí đủ diện tích đỗ xe theo phương án kinh doanh.

 

Như vậy, thiết bị giám sát là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả ôtô kinh doanh vận tải kể từ ngày 1/7/2012. Đây được xem là cơ sở quan trọng nhằm điều chỉnh hành vi của lái xe. Thực tế, thiết bị giám sát hành trình ứng dụng công nghệ GPS trở thành giải pháp tối ưu nhất của các tổ chức, cá nhân trong việc giám sát phương tiện giao thông vận tải. Thiết bị giám sát được lắp trên xe ôtô với công dụng để ghi, lưu trữ và truyền phát các thông tin liên quan đến quá trình vận hành của xe trong một khoảng thời gian nhất định. Về cơ bản, việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình sẽ giúp giảm tai nạn giao thông, giúp cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát các lỗi lái xe liên quan đến hành trình, tốc độ.

 
Thực tế, hệ thống định vị này có hai ý nghĩa: giúp ngăn ngừa vi phạm của lái xe và là căn cứ để xác định lỗi của lái xe khi xảy ra tai nạn. Có thiết bị định vị được coi như "hộp đen", cơ quan điều tra dễ dàng xác định lỗi của lái xe một cách cụ thể, không còn phụ thuộc lời khai, kết quả khám nghiệm.
 

Quy định rõ trách nhiệm chủ xe

 

Tuy nhiên, mục đích của việc lắp ráp thiết bị định vị cần nhấn mạnh ở yếu tố phòng ngừa chứ không phải tập trung yếu tố xác định lỗi, tức là từ việc gắn "mắt thần" trên xe để kiểm soát hành vi của lái xe, đảm bảo lái xe chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ, không vi phạm gây tai nạn.

Theo nghĩa đó, việc gắn thiết bị định vị liên quan trực tiếp chủ sở hữu xe khách, xe vận tải. Cơ quan nhà nước không thể kiểm soát hàng vạn xe lưu thông trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ mỗi ngày. Trách nhiệm đó phải được giao cho chủ xe – người chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với phương tiện thuộc sở hữu của mình.

 

Lâu nay, mối quan hệ giữa chủ xe và lái xe khá lỏng lẻo. Mặc dù luật quy định, giữa chủ xe và lái xe phải có hợp đồng lao động, việc tuyển lái xe đảm bảo các yêu cầu về độ tuổi, sức khỏe, bằng lái, thâm niên kinh nghiệm cũng như quy định thời gian lái xe mỗi ngày. Thực tế, nhiều chủ xe và lái xe chỉ thỏa thuận với nhau bằng miệng do mối quan hệ quen biết giữa hai bên, đặc biệt chủ xe chỉ chú trọng vào kinh nghiệm lái xe chứ không nặng về bằng lái và sức khỏe. Trong khi đó, lái xe chỉ đưa ra yêu cầu duy nhất: mức tiền cho mỗi chuyến.

 

Điều này khiến việc lái xe chấp hành luật như thế nào trên đường, chủ xe không kiểm soát. Đặc biệt, mặc dù quy định khống chế thời gian: không lái xe liên tục quá 4 giờ, không lái xe tổng cộng quá 10 giờ mỗi ngày được quy định rõ nhưng thực tế rất khó kiểm soát.

 

Đơn cử như lái xe khách tuyến Hà Nội – TP Hồ Chí Minh, hành trình cho cả chặng trên dưới 40 giờ nhưng chủ xe chỉ bố trí hai lái xe, trong khi đối chiếu quy định phải có ít nhất 3 lái xe. Chủ xe không tăng thêm lái xe cũng vì lợi nhuận, xuất phát từ quan điểm bớt được chi phí chỗ nào hay chỗ đó. Và cũng vì lợi nhuận, mỗi lái xe trong ngày phải lái 12 giờ. Nếu yếu tố sức khỏe, tinh thần không đảm bảo, rất dễ xảy ra tình trạng căng thẳng, ngủ gật, gây tai nạn nghiêm trọng như các vụ đâm xe liên quan xe khách đường dài vừa qua.

 

Lâu nay, khi xảy ra tai nạn, cơ quan chức năng chủ yếu xem xét hành vi của lái xe. Trong khi đó, chủ xe lại chỉ quan tâm vấn đề bồi thường nhưng khoản kinh phí này đã có bảo hiểm cả người và tài sản. Tiền không mất, trách nhiệm hình sự không phải chịu, đó là lý do vì sao chủ xe vẫn phớt lờ nguy hiểm, không chú trọng trong tuyển dụng, thuê lái xe. Khi lắp thiết bị định vị, mục đích chủ yếu là phòng ngừa, hiển nhiên chủ xe, công ty, xí nghiệp chịu trách nhiệm quản lý, giám sát đối với xe thuộc sở hữu cá nhân, công ty mình.

 

Để kiểm soát chặt, nhất thiết phải ràng buộc trách nhiệm. Lái xe nào không chấp hành pháp luật, liên tục vi phạm, bản thân chủ xe phải giám sát, chấn chỉnh thông qua hệ thống định vị. Nếu chủ xe biết việc vi phạm của lái xe nhưng vẫn phớt lờ, không quan tâm thì khi lái xe vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, chủ xe phải chịu trách nhiệm liên đới

 
Theo CAND

đồ chơi gỗ