Khach San – Đặt phòng khách sạn, Danh bạ Khách sạn, Khách sạn giá rẻ, Thuê phòng khách sạn – Giới thiệu website hay

Trong những năm gần đây, số lượt khách quốc tế đến VN nói chung và TP HCM nói riêng gia tăng đáng kể khiến nhu cầu về du lịch và lưu trú tăng cao. Điều này đã giúp thị trường Khach san cao cấp tại TP HCM mở ra nhiều cơ hội phát triển. Tuy nhiên, vẫn còn những rào cản cần lưu ý… 
 

Sức tăng của cầu

 

Năm 2010 có đến hơn 5 triệu lượt khách quốc tế đến VN, tăng 34.8% so với năm 2009). Trong đó, tỉ lệ lượt khách quốc tế đến TP HCM luôn chiếm hơn 60% tổng lượt khách đến VN.

 

Riêng trong quý 1 năm nay, TP HCM đón 900.000 lượt khách quốc tế, tăng 6% so với cùng kì và đạt 26% kế hoạch cả năm, chiếm 60% tổng số khách du lịch quốc tế đến VN. Lượng khách nội địa cũng tăng khoảng 30% so với cùng kì. Doanh thu ước đạt 11.800 tỷ đồng, tăng 25%.

 

Trong 6 tháng đầu năm 2011, lượng khách quốc tế đến TP HCM đạt khoảng 1,7 triệu lượt người, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lượng khách quốc tế trong quý 2/2011 giảm 11% so với quý 1/2011 do đây là mùa thấp điểm.

 

Mỹ, Nhật và Australia là những thị trường có lượng khách du lịch đến TP HCM cao nhất trong 6 tháng đầu năm 2011. Lượng khách du lịch từ Nga được biết đến như nhóm khách có mức chi tiêu cao nhất, tăng mạnh 40% so với quý 2/2010.

 

Khách MICE (loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các Cty cho nhân viên, đối tác) là phân khúc tiềm năng cho thị trường khách sạn TP HCM, tăng từ 15% lên đến 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, trong năm 2011 TP HCM tập trung thu hút dòng khách MICE. Đây là loại hình du lịch thu hút dòng khách thương nhân, có mức chi tiêu cao góp phần tăng doanh thu du lịch cho điểm đến.

 

Nguồn cầu mà các cở sở lưu trú tại TP HCM phục vụ trong năm 2010 là khoảng hơn 12,4 triệu lượt khách nội địa và 3,1 triệu lượt khách quốc tế. Vì vậy đối tượng khách hàng mà các cơ sở lưu trú phục vụ chủ yếu vẫn là khách nội địa, chiếm khoảng trên dưới 80%, còn khách quốc tế chỉ khoảng trên dưới 20%.

 

Tổng doanh thu toàn ngành du lịch TP HCM luôn tăng trong những năm gần đây. Năm 2010 đạt 41.000 tỷ đồng, tăng 18% so với 2009. Trong đó cơ cấu doanh thu dịch vụ lưu trú luôn ở mức cao (khoảng 68 – 70%) nên đây sẽ là cơ hội phát triển cho loại hình khách sạn tại TP HCM, nhất là những khách sạn khu vực trung tâm Quận 1.

 

Những thách thức từ thị trường

 

Theo thống kê từ phòng R&D Sacomreal-S, TP HCM hiện có hơn 9.300 phòng khách sạn 3 – 5 sao, với hơn 4.100 phòng tiêu chuẩn 5 sao, 1.500 phòng 4 sao và gần 3.700 phòng 3 sao. Duy trì ổn định so với Quý 1/2011 và Quý 2/2011.

 

Riêng quận 1 có số phòng khách sạn lớn nhất, khoảng 6.799 phòng, chiếm khoảng 73% nguồn cung; Quận 5 với khoảng 1.089 phòng, chiếm khoảng 11,7% nguồn cung; Quận 3 với khoảng 671 phòng, chiếm khoảng 7,2% nguồn cung; Quận Tân Bình với khoảng 299 phòng, chiếm khoảng 3,2% nguồn cung; Quận Phú Nhuận với khoảng 194 phòng, chiếm khoảng 2,1% nguồn cung; Các Quận khác còn lại chiếm 2,9% nguồn cung.

 

Trong năm 2012, dự kiến có khoảng 1.550 phòng sẽ gia nhập vào thị trường. Trong đó có 750 phòng đạt chuẩn 5 sao, 630 phòng 4 sao và 170 phòng 3 sao. Tuy nhiên, do chính sách kinh tế vĩ mô không thuận lợi với thị trường bất động sản có thể sẽ làm ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành của một số dự án tương lai. Ngoài ra, từ năm 2012 – 2014 còn có sự ra đời của những khách sạn 5 sao, bao gồm khách sạn mới và khách sạn nâng cấp, mở rộng (Nikko, Pullman, Majestic mở rộng, Novotel Saigon Center, ibis Saigon Center, Le Meridien,…).

 

Nhìn chung dự kiến có khoảng 6.200 phòng từ 25 dự án khách sạn tương lai từ 3 sao đến 5 sao sẽ gia nhập vào thị trường trong tuơng lai. Những dự án này tập trung chủ yếu tại quận 1, quận 3, quận 7 và quận Tân Bình.Dù nguồn cung tương lai khá dồi dào nhưng không có sự cân bằng giữa các phân khúc sản phẩm, nhưng các chủ đầu tư lại tập trung nhiều vào loại khách sạn tiêu chuẩn 4 và 5 sao.

 

Giá thuê trung bình và công suất sử dụng phòng của những khách sạn cao cấp ở VN đều tăng trong năm 2010. Cụ thể như nhóm khách sạn 4 sao và 5 sao có sự gia tăng về công suất sử dụng phòng lần lượt là 5,3% và 5,0%, tuy nhiên công suất khách sạn 3 sao lại giảm 1,6%. Điều này cho thấy sự dịch chuyển về nhu cầu sang hướng các khách sạn có chất lượng cao hơn, du khách ngày nay chọn loại hình khách sạn theo tiện nghi và dịch vụ hơn.

 
Theo Tin Kinh Tế

đồ chơi gỗ